Tiếng Việt English
Hotline: (028) 6281 3021
CÔNG TY TNHH ĐIỀN TRANG
HOME
Hotline: (028) 6281 3021

Côn trùng gây hại trên cây tiêu

CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY TIÊU

I. GIỚI THIỆU

      Côn trùng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp.  Nhờ các cô bướm, chị ong giúp thụ phấn cho cây trồng, anh kiến tiêu diệt các loại rầy chích hút, các chú nhện hay giăng lưới bắt côn trùng cắn phá lá... Tuy nhiên cũng có rất nhiều loài côn trùng gây hại cho cây trồng gây thiệt hại đến chất lượng nông sản cũng như giảm năng suất cây trồng.

 Bài viết tổng quan những nghiên cứu và tìm hiểu của các nước cũng như tại Việt nam, một số loại côn trùng gây hại phổ biến trên cây hồ tiêu. Qua đó giúp cho các nhà nông có thể có các biện pháp đề phòng hiệu quả.

1. BỌ ĐẦU DÀI HAY SÂU ĐỤC THÂN.

1.1  Triệu chứng:

       Bọ đầu dài đẻ trứng trong các nách chồi, ấu trùng nở và gây héo chổi lá và hoa. Toàn bộ phần trên nhánh tiêu sẽ bị  gãy xuống và chết. Quả bị hư, rụng sớm và không đạt kích thước bình thường.

       Con cái đẻ trứng vào các mô và tạo ra các vết có màu sẫm đến đen trong vài giờ.

                   Hình 1: Côn trùng cắn trên lá                                       Hình 2: Ấu trùng tấn công thân tiêu       Hình 3: Màu đen trên thân do côn

                                                                                                                                                                                           trùng phá hoại

1.2  Nguyên nhân:

       Do  Lophobaris piperis, thường gọi là bọ đầu dài gây ra.

       L. piperis đẻ trứng trong các mô bị hư hỏng. Trứng nhỏ, màu trắng và hình bầu dục, đo khoảng 0.8 mm và có thể quan sát bên dưới lớp biểu bì.

       Mỗi con cái đẻ khoảng 200 trứng trong vòng đời. Sau 3-6 ngày trứng nở thành ấu trùng và phát triển bên trong thân cây.

       Con trưởng thành sẽ chui ra từ các lỗ trong vòng 2-3 ngày và đời song kéo dài đến 1,5 năm.

       Con trưởng thành là mọt đen nhỏ 3-5 mm và ăn nhánh và đọt non.

 2. RỆP SÁP

2.1  Triệu chứng

       Rễ tiêu bị cắn phá dẫn đến vàng lá. Nếu không thục hiện các biện pháp quản lý tốt sẽ dẫn đến cây suy dần và chết cây. Có thể quan sát đàn rệp sáp ở trên rễ và  dưới đất

Sự kết hợp rệp sáp (Planococcus spp.) và tuyến trùng ký sinh thực vật (Radopholus similisMeloidogyne incognita) đẩy nhanh sự suy giảm của cây tiêu.

    

                                                Hình 4: Rệp sáp bám trên rễ tiêu                                          Hình 5: Cây tiêu bị vàng do rệp sáp          

2.2  Nguyên nhân

       Do rệp sáp (Planococcus spp.) sinh sống trong đất và cắn phá rễ. Rệp sáp hình bầu dục, thân mềm che phủ bằng sợi màu trắng sáp và chu kỳ sống được trong khoảng 25 ngày.

Hình 6: Rệp sáp trên rễ tiêu

3. BỌ XÍT MUỖI

3.1  Triệu chứng

       Hoa và trái non bị cắn phá, mất năng suât

 Hình 7: Tác hại của bọ xít muỗi lên hoa

 

3.2  Nguyên nhân

       Do bọ xít muỗi (Diconocoris hewettiD. distanti).

Ấu trùng lớn màu đen, với ren như cánh. Kích thước 4,5x3 mm. Ấu trùng có gai khắp cơ thể.

Trứng và ấu trùng thời gian kéo dài 10-19 ngày. Con trưởng thành có đời sống 27 ngày.

  

                   Hình 8: Ấu trùng Diconocoris hewetti                               Hình 9:Diconocoris hewetti trưởng thành

 4. BỌ ĂN LÁ HAY POLLU BEETLE

 4.1  Triệu chứng

          Hình 10: POLLU gây hại trên lá tiêu                                    Hình 11: POLLU gây hại trên trái tiêu

       Lá non và vỏ quả tiêu có đốm nâu đen. Con cái đẻ trứng trên mô mềm và quả, khi ấu trùng nở cắn phá các mô và gây nhiễm khuẩn và tạo vết thương màu đen. Sau đó các mô, quả bị vỡ vụn.

4.2  Nguyên nhân

       Do bọ POLLU (Longitarsus nigripennis, Aspidiotus destructor  hay Pinnaspis strachini) có màu đen nhỏ, kích thước khoảng 2,5 mm x 1,5 mm khi trưởng thành. Đầu và ngực màu nâu vàng nhạt và cánh trước màu đen. Trứng nở trong 5-8 ngày và ấu trùng sinh sống trong quả. Ấu trùng phát triển đầy đủ có màu trắng kem, kích thước  dài 5 mm. Giai đoạn ấu trùng khoảng 20-30 ngày.

5. RỆP VẢY

5.1 Triệu chứng

      Các lớp, vảy có vỏ cứng bao trên thân chính của các dây tiêu non, trên lá trưởng thành và quả.  Lá có đốm vàng và khô, những dây tiêu non chết dần dần và những dây tiêu già hơn bị rũ xuống và khô

 

  Hình 12: Rệp vảy                             Hình 13:Rệp vảy làm lá bị khô                       Hình 14: Rệp vảy trên lá và chồi non

5.2 Nguyên nhân

      Do rệp vảy (Lepidosaphes piperis), có hình thon dài khoảng 1 mm, màu nâu và đen tròn. Vảy được vĩnh viễn cố định trên bề mặt của lá hoặc thân, quả và ít chuyển động.

6. BỌ TRĨ

6.1  Triệu chứng 

       Mép lá cuộn tròn xuống dưới và vào bên trong dẫn đến sự hình thành các u sưng mép lá. Các vết thương tạo cơ hội nhiễm khuẩn và trở nên nhăn nheo hơn. Lá tổn thương dẫn đến giảm sự quang hợp và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây trồng.

                                                    Hình 15: Lá bị bọ trĩ                                                  Hình 16: Cây tiêu bị bọ trĩ

6.2 Nguyên nhân

      Do bọ trĩ (Liothrips karnyi) gây ra, con trưởng thành có màu đen và chiều dài 2,5-3,0 mm. Bọ trĩ đẻ trứng trên lá và tạo các u sưng, sau 6-8 ngày trứng nở thành ấu trùng có màu trắng kem. Vòng đời bọ trĩ khoảng 18-27 ngày.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SINH HỌC

    1. Beauveria bassiana (Bb)còn gọi là bạch cương, Metarhizium anisopliae (Ma) còn gọi là lục cương là loại nấm ký sinh trên một số loại côn trùng. Thường được sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh học. Bào tử của nấm sẽ nảy mầm và tấn công vào lớp vỏ kitin của côn trùng sau đó nấm tiết ra các chất độc để phân hủy hoặc gây chết côn trùng.

   2. Dầu neem: chứa hoạt chất Azadirachtin gây sự ngán ăn của côn trùng, ngoài ra còn ứng dụng kiểm soát tuyến trùng và một số nấm gây bệnh trên cây trồng cũng như trên cây hồ tiêu. Phun các sản phẩm tự nhiên dầu Neem 0,3% khoảng hai tuần một lần có hiệu quả cao cho việc quản lý côn trùng.

   3. Thiên địch:

      a. Ong ký sinh (Spathius piperis) kiểm soát mật số ấu trùng bọ đầu dài tối đa 37%.

      b. Bọ POLLU (Aspidiotus destructor) được kiểm soát bởi bọ rùa Chilocorus circumdatus

 Côn trùng cắn phá gây tổn thương rễ, thân, là và quả, ngoài ra còn là nguyên nhân lây lan các bệnh của cây do virus gây ra, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng và làm thiệt hại hàng tỷ đồng cho các nhà nông. Do đó cần quan tâm đến quản lý dịch hại côn trùng  bằng những biện pháp sinh học để giảm thiệt hại và giúp tăng năng suất, phẩm chất nông sản.

Tài liệu tham khảo:

http://www.ipcnet.org/n/bpd/pepperDiseases.htm

https://www.plantvillage.org/en/topics/black-pepper

http://www.plantwise.org/KnowledgeBank/Datasheet.aspx?dsid=18843

Kỹ sư: Nguyễn Văn Chắc - Phòng R&D công ty TNHH Điền Trang

 

 



Bài viết xem nhiều nhất

Bài viết liên quan

  • Tuyến trùng trên thanh long - P1

    Thanh long là loại cây được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Ở Việt Nam, loại cây này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam.
  • Bọ trĩ (stenchaetothrips biformis) - Côn Trùng Gây Hại Trên Cây Trồng

    Bọ trĩ hay còn gọi là bù lạch (Danh pháp khoa học: Stenchaetothrips biformis) thuộc bộ cánh tơ, là một loài bọ trong họ Thripidae. Đây là loài bọ gây hại nhiều loại cây ăn trái như xoài, cam,..
  • Tuyến trùng trên thanh long - P3

    Neem chứa hoạt chất Azadirachtin, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy hiệu quả kiểm soát Tuyến Trùng của Neem là trên 70% bởi một số cơ chế sau: làm trứng của Tuyến Trùng không..
  • NHỆN ĐỎ (TETRANYCHUS URTICAE)

    Nhện đỏ hình bầu dục, con trưởng thành có 8 chân, kích thước rất nhỏ từ 0,18cm – 0,35mm nên rất khó phát hiện bằng mắt thường. Vòng đời nhện đỏ ngắn, chỉ từ 2-4 tuần, nhưng..
  • Tổng quan về tuyến trùng trên thực vật

    Tuyến trùng là Động vật không xương sống, thuộc ngành Giun tròn. Kích thước cơ thể tuyến trùng rất nhỏ, nhỏ hơn 1mm chỉ quan sát được dưới kính hiền vi. Lần đầu tiên tuyến trùng..
  • Nấm kiểm soát tuyến trùng gây hại

Điều khoản hoạt động | Chinh sách quyền riêng tư | Chính sách xóa tài khoản trên ứng dụng | BCT